thuốc kê đơn
Cứ 250 ml dung dịch chứa:
Glucose Monohydrat: 55.0 g
Tá dược: Acid Hydroclorid, nước cất pha tiêm
Giá trị năng lượng: kJ/l 3400; Kcal/l 800
Nồng độ áp lực thẩm thấu: mOsm/l 1110
Glucose 20% là dung dịch ưu trương cung cấp năng lượng với một thể tích nhỏ nước. Glucose 20% thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
• Tình trạng Glucose máu giảm do sử dụng quá mức insulin hoặc do các nguyên nhân khác.
• Giảm tạm thời các triệu chứng của phù não, hôn mê hạ đường huyết
• Tăng kali máu ở bệnh nhân suy thận và một số dạng giảm natri máu
Người lớn: Tùy theo nhu cầu người bệnh: không quá 30 ml/kg thể trọng/ngày
Tốc độ nhỏ giọt (đối với bệnh nhân cân nặng khoảng 70 kg); không quá 40 giọt/phút ≈ 120 ml/giờ
Đối với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nặng, tốc độ truyền nói trên phải được giảm bớt cho thích hợp.
Hôn mê hạ đường huyết ở người lớn và người già: Liều có thể tới 125 ml.
Trẻ em: Nhu cầu trung bình/kg thể trọng/ngày.
Năm tuổi đầu tiên: 8-15 g Glucose
Năm tuổi thứ hai: 12-15 g Glucose
Năm tuổi thứ 3-5: 12 g Glucose
Năm tuổi thứ 6-10: 10 g Glucose
Đường dùng: Truyền tĩnh mạch qua catheter tĩnh mạch trung tâm (ví dụ bộ dây truyền tĩnh mạch Cava x).
- Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Hội chứng giảm hấp thu glucose-galactose.
- Bệnh nhân vô niệu, xuất huyết não, chảy máu não và sảng run nếu bệnh nhân đã mất nước.
- Hôn mê tăng đường huyết hoặc dị ứng ngô hay sản phẩm từ ngô.
- Đường huyết, cân bằng các chất điện giải và nước cần được theo dõi thường xuyên.
- Các chất điện giải cần được bổ sung cho đủ nhu cầu.
- Không được truyền dung dịch Glucose qua bộ dây truyền dịch đã hoặc nghi là đã được sử dụng để truyền máu vì xảy ra nguy cơ ngưng kết hồng cầu giả.
- Tính tương hợp của bất kỳ chất nào bổ sung vào các dung dịch nói trên cần được kiểm tra trước khi sử dụng.
Truyền với tốc độ nhanh 25 g hoặc nhiều hơn dung dịch glucose gây nhiễm toan cho thai nhi và tăng insulin huyết, giảm glucose huyết và vàng da ờ trẻ sơ sinh. Được khuyến cáo là hạn chế lượng dịch truyền không quá 6 g glucose/giờ ngay trước khi sinh, cho đến khi tốc độ truyền an toàn được thiết lập. Tính an toàn chưa được đánh giá đầy đủ tuy nhiên việc sử dụng rộng rãi chưa ghi nhận bất thường cho bà mẹ.
Chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng dung dịch Glucose trong thời kỳ cho con bú. Glucose vẫn đang được dùng trong thời kỳ cho con bú.
Chưa được biết đến
Có thể xảy ra hiện tượng tăng đường huyết và thất thoát qua thận trong trường hợp khả năng dung nạp Glucose bị giảm.
Bình thường có thể ngăn chặn được các hiện tượng trên bằng cách giảm liều và/hoặc tiêm Insulin.
Nếu dùng liều vượt quá quy định, nồng độ Bilirubin và Lactat có thể tăng cao.
Những tác dụng không mong muốn dưới đây đã được báo cáo:
Rối loạn hệ miễn dịch: Sốc phản vệ, Quá mẫn
Các rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa: Tăng đường huyết: Không rõ tần suất
Các rối loạn da và mô dưới da: Phát ban
Các rối loạn chung và tình trạng tại nơi truyền: Ớn lạnh, Sốt, Nhiễm trùng tại vị trí truyền, Viêm tắc tĩnh mạch, Phản ứng tại chỗ vị trí truyền (Viêm tĩnh mạch tại vị trí truyền, ban đỏ tại vị trí truyền)
Những phản ứng bất lợi khác được báo cáo khi truyền glucose bao gồm:
- Hạ natri máu, có thể là triệu chứng.
- Viêm tĩnh mạch huyết khối tại vị trí truyền
- Các tác dụng không mong muốn được báo cáo khi dùng glucose với các dinh dưỡng theo đường tĩnh mạch:
+ Suy gan, xơ gan, gan xơ hóa, ứ mật, gan nhiễm mỡ, tăng bilirubin máu, men gan tăng, viêm túi mật, sỏi mật.
+ Kết tủa ở mạch máu phổi.
Chưa được biết đến.
Glucose được chuyển hóa ở mọi nơi như là một chất nền tự nhiên của tế bào cơ thể.
Trong tình trạng sinh lý bình thường glucose là carbohydrat cung cấp năng lượng quan trọng nhất với giá trị 8g lượng vào khoảng 17kJ hay 4 kcal/g. Mô thần kinh, hồng cầu và tuỷ thận nằm trong số những mô có nhu cầu bất buộc với glucose. Nồng độ đường trong máu là 60 - 100 mg/100 ml, hay 3,3 - 5,6 mmol/l (lúc đói).
Một mặt glucose giúp cho sự tổng hợp glycogen từ carbohydrat và mặt khác được thủy phân thành pyruvat và lactat cho việc sản xuất năng lượng trong tế bào. Glucose cũng giúp cho việc duy trì nồng độ đường trong máu và việc tổng hợp các thành phần quan trọng của cơ thể. Insulin, glucagon, glucocorticoid và catecholamin chủ yếu liên quan đến việc điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Trạng thái bình thường của chất điện giải và cân bằng toan-kiềm là điều kiện tiên quyết để sử dụng tốt nhất lượng đường đưa vào. Do đó trong tình trạng nhiễm toan, có thể làm suy giảm việc chuyển hóa đường đã oxy hóa.
Chuyển hóa đường và các chất điện giải liên quan chặt chẽ với nhau. Nhu cầu kali, magnesi và phosphat có thể tăng lên và do đó có thể cần phải được giám sát và bổ sung tùy theo nhu cầu của cá nhân. Nếu như không được cung cấp, có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim và chức năng thần kinh.
Không dung nạp glucose có thể xảy ra trong các trường hợp bệnh lý như đái tháo đường và stress do chuyển hóa (ví dụ như trong và sau phẫu thuật, bệnh nặng, chấn thương).
Mức độ nặng của tăng đường huyết và glucose niệu có liên quan tới mức độ nặng của tình trạng bệnh lý. Truyền các dung dịch glucose có nồng độ cao có thể làm nặng thêm tổn thương não và phù não trong trường hợp chấn thương đầu, chấn thương mạch não và thiếu máu não cục bộ.
Triệu chứng
Quá liều có thể gây tăng đường huyết, có đường trong nước tiểu, hôn mê do tăng đường huyết hoặc tăng áp lực thẩm thấu, ứ nước và rối loạn điện giải.
Điếu trị cấp cửu, giải độc
Các rối loạn được đề cập đến trên đây có thể được điều trị bằng cách giảm liều glucose, dùng insulin và bồi phụ điện giải một cách thích hợp.
Bảo quản ở nơi khô, có nhiệt độ không quá 30°C.
Mỗi chai chỉ dùng một lần. Phần không dùng nữa phải hủy bỏ. Dung dịch vô trùng, không có chất gây sốt.
Không được sử dụng nếu thấy chai bị rò rỉ hoặc dung dịch không trong suốt.
Để xa tầm tay trẻ em.