thuốc kê đơn
Thành phần: Trong 500 ml dịch truyền Ringerfundin có chứa các thành phần sau:
Theo đó, nồng độ thẩm thấu lý thuyết được ước tính vào khoảng 309 mOsm/l.
Độ pH của dịch truyền trong khoảng 5,1-5,9.
Dạng bào chế: Ringerfundin 500ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền.
Trong dịch truyền Ringerfundin B.Braun có chứa các chất điện giải và lượng nước thích hợp, có tác dụng bù nước và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể trong các trường hợp sốt, viêm khớp dạng thấp, các bệnh về khớp hoặc nhức đầu, nhức răng, đau nhức bắp thịt.
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp bị mất nước đẳng trương có hoặc sắp xảy ra tình trạng nhiễm toan chuyển hóa, cụ thể:
Trước, trong hoặc sau phẫu thuật.
Sốc do giảm thể tích máu.
Liều dùng thuốc Ringerfundin
Với người lớn, trẻ vị thành niên (từ 10-19 tuổi) và người già: Mỗi ngày truyền từ 500 đến 3000 ml, tương ứng với nồng độ Natri trong khoảng từ 1-6 mmol, nồng độ kali 0.03 – 0.17 mmol.
Đối với trẻ dưới 10 tuổi: Lượng dịch truyền được ước tính dựa trên cân nặng, Mỗi ngày truyền khoảng 20 – 100 ml/kg, tương ứng với nồng độ natri 3 – 14 mmol/kg và nồng độ Kali 0.08 – 0.4 mmol/kg.
Thuốc được dùng để truyền tĩnh mạch.
Vòi áp lực thẩm thấu 309 mOsm/l, pH 5,1-5,9, dung dịch có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi.
Quá trình truyền dịch phải được thực hiện bởi các nhân viên y tế.
Nhân viên y tế phải chú ý theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trước, trong và sau khi truyền dịch để kịp thời xử lý các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Liều lượng và tốc độ truyền dịch: Tùy theo độ tuổi, cân nặng và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân mà có những chỉ định về liều dùng cũng như tốc độ truyền dịch khác nhau, cụ thể như sau:
Với người lớn, tốc độ truyền dịch không cần quá chú ý đặc biệt.
Với trẻ nhỏ, tốc độ trung bình với tốc độ 5 ml/kg/giờ.
Trẻ sơ sinh: 6-8 ml/kg/giờ.
Trẻ mới biết đi: 4-6 ml/kg/giờ.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi là trẻ trong độ tuổi từ 23 ngày - 23 tháng.
Trẻ đến tuổi đi học (2 tuổi -11 tuổi): 2-4 ml/kg/giờ.
Nếu truyền dịch với tốc độ nhanh, cần phải chú ý loại bỏ hết bọt khí có trong dịch truyền, bộ dây truyền dịch để tránh nguy cơ gây tắc mạch trong quá trình truyền.
Chống chỉ định truyền dịch trên các đối tượng sau:
Khi truyền dịch có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, có thể do thuốc hoặc do kỹ thuật tiêm truyền:
Do thuốc:
Nổi mày đay (do trong dịch truyền có chứa magnesi).
Kích thích nhu động ruột, hiếm khi gặp tình trạng tắc ruột.
Truyền quá nhiều dịch có thể dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa, xuất hiện các hiện tượng phù.
Do kỹ thuật tiêm truyền:
Viêm tĩnh mạch lan từ vị trí tiêm truyền, hiện tượng thoát mạch.
Phản ứng sốt.
Nhiễm trùng vị trí truyền dịch.
Phản ứng đau tại chỗ.
Khi gặp bất cứ tác dụng không mong muốn nào trong và sau khi truyền dịch, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Khi dùng thuốc chú ý các tương tác có thể xảy ra khi dùng với các thuốc khác:
Corticoid/steroid: gây giữ natri, nước gây phù,tăng huyết áp
Thuốc lợi tiểu ít thải kali, Suxamethonium, tacrolimus: làm tăng nồng độ kali huyết, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Glycosid trợ tim: làm tăng nồng độ Calci huyết, gây loạn nhịp tim, quá mức có thể có nguy cơ tử vong.
Khi dùng cùng các thuốc có chứa cacbonat, tartrat, sulfat, phosphat có thể kết tủa với calci, gây tai biến nghiêm trọng như tắc mạch.
Với các trường hợp sau nên thận trọng khi dùng thuốc:
Với những bệnh nhân suy tim hoặc phù phổi ở mức độ nhẹ đến trung bình: phải kiểm soát chặt chẽ, theo dõi sát sao diễn biến của bệnh nhân, và phải kịp thời xử lý tai biến nếu không may xảy ra. Do đó với các đối tượng này, nếu phải truyền dịch, nên thực hiện ở các bệnh viện lớn, nơi có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ có chuyên môn cao.
Trong dịch truyền có chứa natri clorid, thận trọng cho bệnh nhân tăng natri huyết, tăng clorid, huyết áp cao, suy thận, động kinh, tăng aldosteron.
Dịch truyền có chứa Calci: thận trọng với bệnh nhân suy thận, những bệnh có nồng độ Vitamin D cao như bệnh sarcoid.
Với thành phần kali, thận trọng với bệnh nhân có các bệnh về tim, bệnh làm tăng kali huyết (suy thận, bỏng nặng…).
Bệnh nhân suy hô hấp: do trong dung dịch tiêm truyền có chứa các anion có khả năng chuyển hóa.
Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú: Chưa có dữ liệu lâm sàng về tính an toàn khi dùng thuốc trên các đối tượng này. Do đó chỉ nên sử dụng khi đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ xảy ra cho bé, đặc biệt với phụ nữ mang thai bị cao huyết áp. Nếu bắt buộc phải truyền dịch, cần chú ý kiểm soát nồng độ các chất điện giải, cân bằng acid-base.
Kiểm tra độ trong của dịch truyền trước khi truyền. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy loại bỏ ngay.
Thuốc không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Để ở nhiệt độ dưới 30 độ C, không bảo quản lạnh.
Quy cách đóng gói: Có 2 quy cách đóng gói.
Chai nhựa 500ml..
Nhà sản xuất: B.Braun Melsungen AG - Đức.