Điều trị tăng huyết áp, giảm nguy cơ biến cố tim mạch.
Từ 18 tuổi trở lên
Les Laboratoiries Servier Industries
Pháp
Viên nén bao phim
Hộp 30 viên
Có
3 năm kể từ ngày sản xuất.
VN-17086-13
Hoạt chất: mỗi viên nén bao phim chứa 6.790mg perindopril (tương đương 10mg perindopril arginin).
Tá dược: lactose monohydrat, magie stearat, maltodextrin, silica dạng keo kỵ nước, tinh bột natri glycolat (loại A), glycerol, hypromellose, chlorophyllin đồng, macrogol 6000, titan dioxit.
- Tăng huyết áp: Điều trị tăng huyết áp
- Bệnh động mạch vành ổn định: Làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch trên bệnh nhân đã có tiền sử nhồi máu cơ tim và/hoặc tái thông mạch.
Liều thuốc nên được áp dụng theo từng cá thể bệnh nhân và mức đáp ứng huyết áp.
Tăng huyết áp:
Coversyl có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Liều khởi đầu khuyến cáo là 5mg một lần mỗi ngày vào buổi sáng.
Những bệnh nhân với hệ thống renin-angiotensin-aldosteron hoạt tính mạnh (đặc biệt, tăng huyết áp động mạch thận, giảm muối và/hoặc giảm thể tích tuần hoàn, mất bù tim hoặc tăng huyết áp nghiêm trọng) có thể bị giảm huyết áp mạnh sau liều đầu tiên. Liều khởi đầu 2,5mg nên được khuyến cáo ở những bệnh nhân này và bước đầu trị liệu nên được giám sát y tế.
Liều dùng có thể tăng tới 10mg một lần mỗi ngày sau 1 tháng điều trị.
Hạ huyết áp có triệu chứng có thể xảy ra sau khi khởi trị với Coversyl, điều này xảy ra thường xuyên hơn ở những bệnh nhân đang được điều trị đồng thời với thuốc lợi tiểu. Do đó cần thận trọng vì những bệnh nhân này có thể bị giảm thể tích tuần hoàn và/hoặc muối.
Nếu có thể, nên dừng thuốc lợi tiểu 2 - 3 ngày trước khi bắt đầu với Coversyl, ở những bệnh nhân tăng huyết áp không thể dừng thuốc lợi tiểu, trị liệu bằng Coversyl nên được khởi đầu với liều 2.5mg. Nên theo dõi chức năng thận và kali huyết thanh. Việc bổ sung liều Coversyl cần được điều chỉnh tùy thuộc đáp ứng huyết áp. Nếu cần, việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu có thể bắt đầu lại. Ở bệnh nhân lớn tuổi việc điều trị có thể bắt đầu với liều 2.5mg và tăng dần liều tới 5mg sau 1 tháng và sau đó là 10mg nếu cần thiết tuỳ thuộc vào chức năng thận (xem bảng bên dưới).
Bệnh nhân suy thận
Liều thuốc Coversyl ở bệnh nhân suy thận nên được điều chỉnh dựa trên độ thanh thải creatinin như trong bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: chỉnh liều Coversyl ở bệnh nhân suy thận
Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) |
Liều khuyến cáo |
ClCR ≥ 60 |
5mg/1 ngày |
30 < ClCR < 60 |
2.5 mg/1 ngày |
15 < ClCR < 30 |
2.5mg mỗi 2 ngày |
Bệnh nhân thẩm tích máu* |
|
ClCR < 15 |
2.5mg vào ngày thẩm tích máu |
*Độ thẩm phân của perindoprilat là 70ml/phút
Đối với bệnh nhân thẩm tích máu, liều thuốc nên được dùng sau khi thẩm tích máu.
Bệnh nhân suy gan:
Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
Trẻ em:
Độ an toàn và hiệu quả của perindopril trên trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi chưa được thiết lập.
Các dữ liệu hiện tại đã được mô tả trong mục “Tác dụng dược lực học” nhưng chưa có khuyến cáo về chỉ định.
Do đó việc sử dụng thuốc trên trẻ em và trẻ vị thành niên không được khuyến cáo.
Cách dùng:
Dùng đường uống.
Coversyl được chỉ định dùng một lần mỗi ngày trước khi ăn sáng.
Bệnh mạch vành ổn định:
Nếu có cơn đau thắt ngực không ổn định (điển hình hoặc không điển hình) xuất hiện trong tháng đầu tiên khi điều trị bằng perindopril, nên đánh giá thận trọng lợi ích/nguy cơ trước khi tiếp tục điều trị.
Hạ huyết áp
Các thuốc ức chế men chuyển có thể gây hạ huyết áp. Các triệu chứng hạ huyết áp ít khi quan sát thấy trên bệnh nhân tăng huyết áp không có biến chứng và thường xuất hiện trên các bệnh nhân có khối lượng tuần hoàn giảm như đang điều trị bằng các thuốc lợi tiểu, chế độ ăn hạn chế muối, thẩm tích máu, ỉa chảy hoặc nôn hoặc các bệnh nhân tăng huyết áp nặng phụ thuộc renin. Hạ huyết áp có triệu chứng được ghi nhận trên các bệnh nhân suy tim có triệu chứng, có kèm theo suy thận hoặc không. Các triệu chứng này xuất hiện hầu hết trên các bệnh nhân suy tim ở mức độ nặng hơn là do sử dụng liều cao thuốc lợi tiểu quai, hạ natri máu hoặc suy thận chức năng. Ở những bệnh nhân tăng nguy cơ hạ huyết áp triệu chứng, cần giám sát chặt bệnh nhân khi bắt đầu điều trị và lúc hiệu chỉnh liều. Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho bệnh nhân thiếu máu cơ tim hoặc bệnh mạch máu não, do việc hạ huyết áp quá mức có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Nếu xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp, nên đặt bệnh nhân nằm ngửa và nếu cần thiết nên truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 9mg/ml (0,9%). Không có chống chỉ định cho liều tiếp theo nếu phản ứng hạ huyết áp thoáng qua, bệnh nhân thường có thể dùng liều tiếp theo mà không gặp khó khăn gì khi khối tượng tuần hoàn tăng kéo huyết áp tăng theo.
Trên một số bệnh nhân suy tim sung huyết có huyết áp bình thường hoặc huyết áp thấp, việc hạ thêm huyết áp toàn thân có thể xuất hiện khi sử dụng Coversyl. Tác dụng này có thể dự doán được và thường không phải là nguyên nhân bắt buộc phải ngừng điều trị. Trong trường hợp hạ huyết áp có biểu hiện triệu chứng, có thể cần phải giảm liều hoặc ngừng dùng Coversyl.
Hẹp động mạch chủ và van hai lá/ bệnh cơ tim phì đại
Tương tự các thuốc ức chế men chuyển khác, nên thận trọng khi dùng Coversyl cho các bệnh nhân hẹp van hai lá và tắc nghẽn dòng máu đi ra từ thất trái như hẹp động mạch chủ hoặc bệnh cơ tim phì đại.
Suy thận
Trong trường hợp suy thận (thanh thải creatinin < 60ml/ phút), nên hiệu chỉnh liều khởi đầu của perindopril theo độ thanh thải creatinin của bệnh nhân, sau đó tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân. Theo dõi thường xuyên kali và creatinin là một phần trong kế hoạch chăm sóc thường quy cho các bệnh nhân này.
Trên bệnh nhân suy tim có triệu chứng, hạ huyết áp xuất hiện sau khi bắt đầu điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển có thể dẫn đến suy giảm thêm chức năng thận. Suy thận cấp, thường có hồi phục đã được ghi nhận trong trường hợp này.
Trên một số bệnh nhân hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận một bên được điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển đã ghi nhận được tăng urê máu và creatinin huyết thanh thường có hồi phục sau khi ngừng thuốc điều trị. Điều này đặc biệt hay xảy ra trên các bệnh nhân suy thận. Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp động mạch thận, nguy cơ hạ huyết áp nặng và suy thận sẽ tăng lên. Trên những bệnh nhân này, nên bắt đầu điều trị với liều thấp dưới sự giám sát y tế chặt chẽ và tăng liều thận trọng. Do các thuốc lợi tiểu có thể là yếu tố góp phần thúc đẩy các nguy cơ trên, nên cần ngừng dùng các thuốc lợi tiểu và theo dõi chức năng thận trong những tuần đầu điều trị bằng Coversyl.
Một số bệnh nhân tăng huyết áp trước đây không có biểu hiện bệnh lý mạch máu thận có thể xuất hiện tăng urê máu và creatinin huyết thanh, thường nhẹ và thoáng qua, đặc biệt khi dùng Coversyl đồng thời với các thuốc lợi tiểu. Nguy cơ có nhiều khả năng xảy ra hơn trên bệnh nhân có tiền sử suy thận. Có thể cần giảm liều và/hoặc ngừng dùng các thuốc lợi tiểu và/hoặc Coversyl.
Bệnh nhân thẩm tích máu
Phản ứng phản vệ đã được báo cáo trên những bệnh nhân thẩm tích máu với màng lọc tốc độ cao được điều trị đồng thời với các thuốc ức chế men chuyển. Trên các bệnh nhân này, nên xem xét sử dụng loại màng thẩm tích máu khác hoặc sử dụng các thuốc chống tăng huyết áp nhóm khác.
Ghép thận
Chưa có kinh nghiệm sử dụng khi dùng Coversyl cho bệnh nhân mới ghép thận.
Quá mẫn/Phù mạch
Phù mạch ở mặt, các đầu chi, môi, niêm mạc, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản đã được báo cáo hiếm gặp trên những bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển, bao gồm Coversyl.
Phản ứng này có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong quá trình điều trị. Trong những trường hợp như vậy, nên kịp thời ngừng dùng Coversyl và bắt đầu quá trình theo dõi thích hợp, tiếp tục cho đến khi các triệu chứng xuất hiện thoái lui hoàn toàn. Trong khoảng thời gian này, các triệu chứng sưng mặt và môi thường tự hết mà không cần điều trị, cho dù các thuốc kháng histamin có thể có hiệu quả làm giảm triệu chứng.
Phù mạch liên quan đến phù thanh quản có thể gây tử vong. Khi xuất hiện các triệu chứng phù ở lưỡi, thanh môn hoặc thanh quản, có thể dẫn đến tắc nghẽn đường thở, nên điều trị cấp cứu kịp thời. Có thể sử dụng adrenalin và/hoặc kết hợp với thông khí đường hô hấp cho bệnh nhân. Bệnh nhân nên được theo dõi y tế chặt chẽ cho đến khi hết hoàn toàn các triệu chứng.
Bệnh nhân có tiền sử phù mạch không liên quan đến việc điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển có thể tăng nguy cơ phù mạch khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển.
Phù mạch đường tiêu hoá đã được ghi nhận là hiếm gặp trên các bệnh nhân điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển. Các bệnh nhân này xuất hiện triệu chứng đau bụng (có hoặc không có buồn nôn hoặc nôn); trong một số trường hợp không có phù mặt xuất hiện trước và nồng độ C-1 esterase ở mức bình thường. Chẩn đoán phù mạch bao gồm chụp CT ổ bụng, hoặc siêu âm, hoặc bằng phẫu thuật và mất các triệu chứng sau khi ngừng dùng thuốc ức chế men chuyển. Phù mạch đường tiêu hoá nên bao gồm trong các chẩn đoán phân biệt trên bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển có biểu hiện đau bụng.
Các phản ứng phản vệ trong quá trình lọc loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)
Phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng hiếm khi gặp ở bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển trong quá trình lọc loại lipoprotein tỷ trọng thấp bằng dextran sulphat. Có thể tránh được các phản ứng phản vệ này bằng cách tạm thời ngừng dùng thuốc ức chế men chuyển trước mỗi lần lọc loại.
Các phản ứng phản vệ trong quá trình giải mẫn cảm
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển trong quá trình giải mẫn cảm (ví dụ nọc một số loài côn trùng) đã gặp các phản ứng phản vệ. Trên các bệnh nhân này, các phản ứng phản vệ có thể tránh được bằng cách tạm ngừng dùng các thuốc ức chế men chuyển, nhưng các phản ứng này có thể xuất hiện trở lại sau khi vô ý bị tái mẫn cảm.
Suy gan
Hiếm gặp các trường hợp các thuốc ức chế men chuyển liên quan đến hội chứng bắt đầu bằng vàng da ứ mật và tiến triển thành hoại tử gan lan toả và (đôi khi) tử vong. Cơ chế của hội chứng này chưa được biết rõ. Bệnh nhân dùng các thuốc ức chế men chuyển có vàng da tiến triển hoặc tăng enzym gan nên ngừng dùng thuốc và được theo dõi y tế phù hợp.
Giảm bạch cầu trung tính/ Mất bạch cầu hạt/ Giảm tiểu cầu/ Thiếu máu
Giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và thiếu máu đã được ghi nhận trên các bệnh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển. Trên các bệnh nhân chức năng thận bình thường và không có các yếu tố nguy cơ khác, giảm bạch cầu trung tính hiếm khi xuất hiện. Tuyệt đối thận trọng khi sử dụng perindopril cho những bệnh nhân có bệnh mạch máu tạo keo, bệnh nhân điều trị suy giảm miễn dịch, đang điều trị bằng allopurinol hoặc procainamid, hoặc bệnh nhân có sự kết hợp các yếu tố nguy cơ này, đặc biệt bệnh nhân trước đây đã có tiền sử suy thận. Một số bệnh nhân trong số này đã có nhiễm trùng nặng, đôi khi không đáp ứng với liệu pháp điều trị kháng sinh tích cực. Nếu sử dụng perindopril trên các bệnh nhân này, theo dõi định kỳ số lượng tế bào bạch cầu và hướng dẫn bệnh nhân báo cáo bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào (ví dụ đau họng, sốt).
Chủng tộc
Các thuốc ức chế men chuyển gây phù mạch trên bệnh nhân da đen với tỷ lệ cao hơn trên các bệnh nhân khác. Tương tự các thuốc ức chế men chuyển khác, tác dụng hạ huyết áp của perindopril có thể kém hiệu quả hơn trên bệnh nhân da đen, có thể là do trạng thái hoạt tính renin huyết tương thấp phổ biến hơn ở quần thể bệnh nhân da đen tăng huyết áp.
Ho
Ho đã được ghi nhận khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển. Ho thường đặc trưng bởi ho khan, dai dẳng và chấm dứt sau khi ngừng điều trị. Các thuốc ức chế men chuyển gây ho nên được xem như một phần của chẩn đoán phân biệt ho.
Phẫu thuật/Gây mê
Trên bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật lớn hoặc gây mê bằng các thuốc có thể gây hạ huyết áp, Coversyl có thể gây ức chế tổng hợp angiotensin II thứ phát bù trừ do giải phóng renin. Nên ngừng dùng thuốc một ngày trước phẫu thuật. Nếu xuất hiện hạ huyết áp do cơ chế này, có thể điều chỉnh bằng cách tăng khối lượng tuần hoàn.
Tăng kali huyết thanh
Tăng kali huyết thanh đã được ghi nhận trên một số bệnh nhân dùng các thuốc ức chế men chuyển, bao gồm perindopril. Các yếu tố nguy cơ làm tăng kali máu bao gồm suy thận, giảm chức năng thận, tuổi (> 70 tuổi), tiểu đường, bị nhiều bệnh đồng thời, đặc biệt là mất nước, mất bù tim cấp, nhiễm toan chuyển hoá và sử dụng đồng thời với các thuốc lợi tiểu giữ kali (như spironolacton, eplerenon, triamteren hoặc amilorid), chế phẩm bổ sung kali và các muối thay thế có chứa kali; hoặc bệnh nhân sử dụng các thuốc khác làm tăng kali huyết thanh (ví dụ heparin). Việc sử dụng các chế phẩm bổ sung kali, các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các muối thay thế có chứa kali đặc biệt trên bệnh nhân suy thận có thể làm tăng có ý nghĩa nồng độ kali huyết thanh. Tăng kali máu có thể gây loạn nhịp nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến tử vong. Nếu việc dùng đồng thời các thuốc nói trên được coi là cần thiết thì cần sử dụng thận trọng và thường xuyên theo dõi kali huyết thanh.
Bệnh nhân tiểu đường
Trên bệnh nhân tiểu đường sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường đường uống hoặc insulin, nên theo dõi chặt đường huyết trong tháng đầu khi điều trị với các thuốc ức chế men chuyển.
Lithi
Kết hợp lithi với perindopril nói chung không được khuyến cáo.
Thuốc lợi tiểu giữ kali, bổ sung kali hoặc các muối thay thế chứa kali
Việc kết hợp perindopril với các thuốc lợi tiểu giữ kali, bổ sung kali hoặc các muối thay thế chứa kali nói chung không được khuyến cáo.
Thuốc phong bế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron (RAAS)
Đã có bằng chứng cho thấy việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren làm tăng nguy cơ hạ huyết áp, tăng kali máu và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp tính). Phong bế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron bằng việc phối hợp các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren do đó không được khuyến cáo.
Nếu liệu pháp phong bế kép được cho là thực sự cần thiết, chỉ nên tiến hành dưới sự giám sát của chuyên gia và theo dõi chặt chẽ thường xuyên chức năng thận, chất điện giải và huyết áp.
Không nên dùng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin II ở bệnh nhân có bệnh thận do tiểu đường.
Phụ nữ có thai
Không nên bắt đầu sử dụng các thuốc ức chế men chuyển trong thời gian mang thai. Trừ trường hợp cần thiết phải tiếp tục điều trị bằng các thuốc ức chế men chuyển, bệnh nhân dự định mang thai nên đổi sang điều trị bằng thuốc chống tăng huyết áp khác mà dữ liệu an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai đã được thiết lập. Khi được chẩn đoán có thai, nên ngừng dùng các thuốc ức chế men chuyển ngay lập tức và nên bắt đầu điều trị thay thế bằng một thuốc khác nếu điều kiện lâm sàng cho phép.
Tá dược
Do sự có mặt của lactose, bệnh nhân có rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, kém dung nạp glucose - galactose, hoặc thiếu hụt Lapp lactase không nên sử dụng thuốc này.
Tóm tắt dữ liệu an toàn:
Dữ liệu an toàn của perindopril hoà hợp với dữ liệu an toàn của các thuốc ức chế men chuyển:
Các tác dụng không mong muốn có tần suất phổ biến đã được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng và được quan sát với perindopril bao gồm: choáng váng, đau đầu, dị cảm, chóng mặt, rối loạn thị giác, ù tai, hạ huyết áp, ho, khó thở, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mất vị giác, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, ngứa, ngoại ban, chuột rút và suy nhược.
Bảng tổng kết các tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn sau đây đã được quan sát trong các thử nghiệm lâm sàng và/hoặc trong quá trình lưu hành perindopril và được sắp xếp theo tần số xuất hiện như sau:
Rất phổ biến (≥ 1/10); phổ biến (≥1/100, < 1/10); không phổ biến (≥1/1000, < 1/100); hiếm (≥1/10000, < 1/1000); rất hiếm ( < 1/10000); chưa biết (không thể đánh giá từ các dữ liệu hiện có)
Phân loại hệ thống cơ quan |
Tác dụng không mong muốn |
Tần suất |
Rối loạn máu và hệ bạch huyết |
Tăng bạch cầu |
Không phổ biến* |
Mất bạch cầu hạt hoặc giảm toàn thể hồng cầu |
Rất hiếm |
|
Giảm hemoglobin và giảm thể tích hồng cầu đặc |
Rất hiếm |
|
Giảm bạch cầu /giảm bạch cầu trung tính |
Rất hiếm |
|
Thiếu máu tan huyết ở bệnh nhân |
Rất hiếm |
|
Giảm tiểu cầu |
Rất hiếm |
|
Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng |
Hạ đường huyết |
Không phổ biến* |
Tăng kali máu, có hồi phục khi dừng thuốc |
Không phổ biến* |
|
Hạ natri máu |
Không phổ biến* |
|
Rối loạn tâm thần |
Rối loạn khí sắc |
Không phổ biến |
Rối loạn giấc ngủ |
Không phổ biến |
|
Rối loạn hành kinh |
Choáng váng |
Phổ biến |
Đau đầu |
Phổ biến |
|
Dị cảm |
Phổ biến |
|
Chóng mặt |
Phổ biến |
|
Ngủ lơ mơ |
Không phổ biến* |
|
Ngất |
Không phổ biến* |
|
Bối rối |
Rất hiếm |
|
Rối loạn thị giác |
Rối loạn thị giác |
Phổ biến |
Rối loạn tai và mê cung |
Ù tai |
Phổ biến |
Rối loạn tim |
Đánh trống ngực |
Không phổ biến* |
Nhịp tim nhanh |
Không phổ biến* |
|
Đau ngực |
Rất hiếm |
|
Loạn nhịp |
Rất hiếm |
|
Nhồi máu cơ tim, có thể thứ phát sau cơn hạ huyết áp quá mức trên bệnh nhân có nguy cơ cao |
Rất hiếm |
|
Rối loạn |
Hạ huyết áp (và các triệu chứng liên quan đến hạ huyết áp) |
Phổ biến |
Viêm mạch |
Không phổ biến* |
|
Đột quỵ, có thể thứ phát sau cơn hạ huyết áp quá mức trên bệnh nhân có nguy cơ cao |
Rất hiếm |
|
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất |
Ho |
Phổ biến |
Khó thở |
Phổ biến |
|
Co thắt phế quản |
Không phổ biến |
|
Viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin |
Rất hiếm |
|
Viêm mũi |
Rất hiếm |
|
Rối loạn tiêu hoá |
Đau bụng |
Phổ biến |
Táo bón |
Phổ biến |
|
Tiêu chảy |
Phổ biến |
|
Mất vị giác |
Phổ biến |
|
Rối loạn tiêu hoá |
Phổ biến |
|
Buồn nôn |
Phổ biến |
|
Nôn |
Phổ biến |
|
Khô miệng |
Không phổ biến |
|
Viêm tuỵ |
Rất hiếm |
|
Rối loạn gan mật |
Viêm gan hủy tế bào hoặc viêm gan ứ mật |
Rất hiếm |
Rối loạn da và mô |
Ngứa |
Phổ biến |
Ngoại ban |
Phổ biến |
|
Mày đay |
Không phổ biến |
|
Phù mặt, chi, môi, niêm mạc, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản |
Không phổ biến |
|
Nhạy cảm ánh sáng |
Không phổ biến* |
|
Nốt bóng nước trên da |
Không phổ biến* | |
Ra nhiều mồ hôi |
Không phổ biến |
|
Ban đỏ da hình thái |
Rất hiếm |
|
Rối loạn cơ xương |
Chuột rút |
Phổ biến |
Đau khớp |
Không phổ biến* |
|
Đau cơ |
Không phổ biến* |
|
Rối loạn thận và bài tiết |
Suy giảm chức năng thận |
Không phổ biến |
Suy thận cấp |
Rất hiếm |
|
Rối loạn sinh sản và cho con bú |
Rối loạn cương |
Không phổ biến |
Rối loạn chung |
Suy nhược |
Phổ biến |
Đau ngực |
Không phổ biến* |
|
Cảm giác khó ở |
Không phổ biến* |
|
Phù ngoại biên |
Không phổ biến* | |
Sốt |
Không phổ biến* | |
Thông số |
Tăng urê huyết |
Không phổ biến* |
Tăng creatinin huyết |
Không phổ biến* |
|
Tăng bilirubin huyết |
Hiếm |
|
Tăng enzym gan |
Hiếm |
|
Bị thương, nhiễm độc và biến chứng |
Ngã |
Không phổ biến* |
* Tần suất được tính từ các nghiên cứu lâm sàng cho các biến cố bất lợi nhận được từ các báo cáo tự nguyện.
Nghiên cứu lâm sàng
Trong giai đoạn ngẫu nhiên của nghiên cứu EUROPA, chỉ có những tác dụng không mong muốn nghiêm trọng được thu thập. Rất ít bệnh nhân trải qua các biến cố bất lợi nghiêm trọng: 16 (0,3%) trong số 6122 bệnh nhân dùng perindopril và 12 (0,2%) trong số 6107 bệnh nhân dùng placebo, ở nhóm bệnh nhân dùng perindopril, có 6 bệnh nhân bị hạ huyết áp, 3 bệnh nhân bị phù mạch và 1 bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột. Số bệnh nhân ở nhóm perindopril rút khỏi nghiên cứu do ho, hạ huyết áp hoặc không dung nạp với perindopril là 6,0% (n=336) nhiều hơn so với nhóm placebo 2,1% (n=129)
Báo cáo các tác dụng không mong muốn
Báo cáo tác dụng không mong muốn sau khi thuốc lưu hành là quan trọng. Việc này cho phép kiểm soát cân bằng lợi ích/nguy cơ của thuốc. Các cán bộ y tế có thể báo cáo các tác dụng không mong muốn thông qua hệ thống báo cáo quốc gia.
Các dữ liệu lâm sàng cho thấy việc phong bế kép hệ renin-angiotensin-aldosteron bằng việc phối hợp các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin II hoặc aliskiren liên quan đến việc làm tăng tần suất các tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, tăng kali máu và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp) so với việc sử dụng các thuốc tác dụng trên hệ renin-angiotensin-aldosteron đơn lẻ.
Các thuốc làm tăng kali máu
Một vài thuốc hoặc liệu pháp điều trị có thể làm tăng kali máu: aliskiren, muối kali, thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc ức chế men chuyển, thuốc kháng thụ thể angiotensin II, thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, heparin, các tác nhân ức chế miễn dịch như ciclosporin hoặc tacrolimus, trimethoprim. Sự kết hợp của các thuốc này làm gia tăng nguy cơ tăng kali máu.
Điều trị đồng thời là chống chỉ định:
Aliskiren:
Ở các bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy thận, nguy cơ tăng kali máu, suy giảm chức năng thận và nguy cơ tim mạch và nguy cơ tử vong tăng.
Điều trị đồng thời không được khuyến cáo:
Trị liệu đồng thời với ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin:
Đã có ghi nhận trong y văn, ở các bệnh nhân có tiền sử xơ vữa động mạch, suy tim, hoặc ở các bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương cơ quan đích, khi điều trị đồng thời thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin có khả năng cao hơn xảy ra hạ huyết áp, ngất, tăng kali máu, và suy giảm chức năng thận (bao gồm suy thận cấp) khi so sánh với đơn trị liệu một tác nhân tác động lên hệ renin-angiotensin-aldosteron. Phong bế kép (ví dụ, phối hợp một thuốc ức chế men chuyển với một thuốc kháng thụ thể angiotensin II) nên được giới hạn trong những trường hợp riêng biệt với sự theo dõi chặt chẽ chức năng thận, nồng độ kali và huyết áp.
Estramustine: Nguy cơ tăng các biến cố bất lợi như phù mạch thần kinh.
Thuốc lợi tiểu giữ kali (ví dụ: triamterene, amiloride...),muối kali:
Tăng kali máu (có nguy cơ tử vong), đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân suy thận (tác động cộng hợp tăng kali máu).
Sự kết hợp perindopril với các thuốc vừa được đề cập là không được khuyến cáo. Tuy nhiên nếu vẫn chỉ định phối hợp, điều trị này cần được sử dụng thận trọng với sự theo dõi thường xuyên nồng độ kali huyết tương. Trong trường hợp sử dụng spironolactone ở các bệnh nhân suy tim, xin xem phần dưới dây.
Lithi:
Tăng có hồi phục nồng độ lithi huyết thanh và độc tính đã được báo cáo khi dùng đồng thời lithi với các thuốc ức chế men chuyển, sử dụng perindopril với lithi không được khuyến cáo, nhưng nếu cần thiết phải kết hợp, cần theo dõi thận trọng nồng độ lithi huyết thanh.
Điêu trị đồng thời yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt:
Các thuốc chống đái tháo đường (insulin, các thuốc hạ đường máu dạng uống):
Các nghiên cứu dịch tễ học đưa ra gợi ý rằng việc sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển với các thuốc điều trị đái tháo đường (insulin, các thuốc hạ đường huyết dạng uống) có thể làm tăng hiệu quả hạ đường huyết dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Hiện tượng này thường xuất hiện trong các tuần đầu điều trị phối hợp và trên các bệnh nhân suy thận.
Baclofen:
Tăng khả năng hạ huyết áp. Theo dõi huyết áp và điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp trong trường hợp cần thiết.
Thuốc lợi tiểu không giữ kali:
Bệnh nhân đang điều trị thuốc lợi tiểu, đặc biệt nếu có suy giảm thể tích và/hoặc muối, có thể bị hạ huyết áp mạnh sau khi khởi trị với thuốc ức chế men chuyển. Khả năng gây hạ huyết áp có thể giảm thiểu bằng cách ngừng sử dụng thuốc lợi tiểu, bù thể tích hoặc muối trước khi khởi trị với liều thấp sau đó tăng dần liều perindopril. Ở các bệnh nhân tăng huyết áp động mạch, khi điều trị lợi tiểu trước đó gây suy giảm thể tích hoặc muối, nên ngưng sử dụng thuốc lợi tiểu trước khi khởi trị với thuốc ức chế men chuyển, sau đó có thể sử dụng một thuốc lợi tiểu không giữ kali hoặc thuốc ức chế men chuyển với liều khởi đầu thấp tiếp đó tăng dần.
Ở các bệnh nhân sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim sung huyết, nên khởi trị thuốc ức chế men chuyển ở liều rất thấp, có thể sau khi giảm liều của các thuốc lợi tiểu không giữ kali.
Các dữ liệu về việc dùng quá liều trên người còn hạn chế.
Các triệu chứng liên quan đến dùng quá liều thuốc ức chế men chuyển có thể bao gồm hạ huyết áp, sốc tuần hoàn, rối loạn điện giải, suy thận, thở nhanh, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, nhịp tim chậm, choáng váng, lo âu và ho.
Việc điều trị quá liều được khuyến cáo là truyền tĩnh mạch dung dịch natri clorid 9mg/ml (0,9%). Nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp, nên giữ bệnh nhân ở nguyên tư thế. Nếu có thể, cân nhắc truyền angiotensin II và/hoặc tiêm tĩnh mạch catecholamine. Có thể loại perindopril ra khỏi tuần hoàn chung bằng cách lọc máu. Máy tạo nhịp được chỉ định cho những trường hợp chậm nhịp tim kháng trị. Những dấu hiệu của sự sống, điện giải huyết thanh và nồng độ creatinin nên được giám sát liên tục.