Điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson.
Boehringer Ingelheim Pharma GmbH & Co.KG
Đức
Viên nén phóng thích chậm
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Có
36 tháng kể từ ngày sản xuất.
thuốc kê đơn
Mỗi viên nén phóng thích chậm chứa:
Hoạt chất: Pramipexole dihydrochloride monohydrate 0.375 mg tương đương pramipexole 0.26mg.
Tá dược: Hypromellose 2208; Maize starch; Carbomer 941; Colloidal anhydrous silica; Magnesium stearate.
SIFROL được chỉ định điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn, thuốc có thể dùng đơn trị liệu (không cùng levodopa) hoặc kết hợp với levodopa, nghĩa là có thể dùng trong suốt đợt điều trị, cho đến cả giai đoạn muộn khi levodopa mất dần tác dụng (wear off) hay trở nên không ổn định và xuất hiện sự dao động trong hiệu quả điều trị (cuối liều hay dao động bật tắt (on off)).
Sifrol viên nén phóng thích chậm là dạng bào chế đường uống của pramipexole dùng một lần duy nhất trong ngày. Nên uống nguyên cả viên với nước và không được nhai, chia nhỏ hoặc nghiền nát. Có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn và nên dùng hàng ngày tại một thời điểm nhất định.
Khi quên không uống một liều, nên uống bù SIFROL viên nén phóng thích chậm trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm dùng thường xuyên theo lịch. Nếu quá 12 giờ, nên bỏ qua liều bị quên và liều tiếp theo nên được sử dụng vào ngày hôm sau theo đúng lịch trình uống thuốc.
Điều trị khởi đầu:
Liều dùng tăng dần, liều khởi đầu là 0.375mg dạng muối mỗi ngày, rồi tăng liều dần mỗi 5 - 7 ngày. Nếu bệnh nhân không gặp các tác dụng phụ quá khó chịu, nên chỉnh liều dần cho đến khi đạt được tác dụng điều trị tối đa.
Lịch trình tăng liều SIFROL viên nén phóng thích chậm |
||
Tuần |
Tổng liều hàng ngày (mg dạng muối) |
|
1 |
0.375 |
|
2 |
0.75 |
|
3 |
1.50 |
Nếu cần tăng liều thêm nữa, mỗi tuần nên tăng liều hàng ngày thêm 0.75mg dạng muối cho đến liều tối đa là 4.5mg dạng muối một ngày.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỉ lệ buồn ngủ sẽ tăng lên khi liều cao hơn 1.5mg/ngày (xem phần Tác dụng phụ).
Bệnh nhân đã dùng SIFROL viên nén có thể chuyển qua sử dụng SIFROL viên phóng thích chậm chỉ sau 1 đêm, với cùng một liều lượng dùng hàng ngày. Sau khi chuyển qua dùng SIFROL viên nén phóng thích chậm, liều lượng có thể điều chỉnh dựa vào đáp ứng điều trị của bệnh nhân (xem mục Tính chất dược lý).
Điều trị duy trì:
Liều dùng cho từng bệnh nhân nên ở trong khoảng từ 0.375mg dạng muối đến tối đa là 4.5mg dạng muối mỗi ngày. Trong quá trình tăng liều ở ba nghiên cứu then chốt, hiệu quả đạt được bắt đầu từ liều 1.5mg dạng muối. Việc chỉnh liều thêm nữa cần dựa trên đáp ứng lâm sàng và sự xuất hiện các tác dụng ngoại ý. Trong các nghiên cứu lâm sàng, khoảng 5% bệnh nhân được điều trị ở liều thấp hơn 1.5mg dạng muối. Trong điều trị bệnh Parkinson giai đoạn tiến triển, liều cao hơn 1.5mg dạng muối/ngày có thể hữu ích cho bệnh nhân khi có dự định giảm liệu pháp levodopa. Giảm liều levodopa được khuyến cáo trong cả hai trường hợp tăng liều hoặc điều trị duy trì với SIFROL, tùy thuộc vào phản ứng của từng bệnh nhân.
Ngừng điều trị:
Ngừng đột ngột liệu pháp dopaminergic có thể dẫn đến xuất hiện hội chứng ác tính do thuốc chống loạn thần. Vì vậy, cần giảm liều pramipexol từ từ ở mức 0.75mg dạng muối mỗi ngày cho đến khi liều hàng ngày giảm còn 0.75mg dạng muối. Sau đó, cứ mỗi ngày nên giảm liều bớt 0.375mg dạng muối (xem phần Thận trọng và cảnh báo đặc biệt).
Liều dùng trên bệnh nhân suy thận:
Sự thải trừ pramipexole phụ thuộc vào chức năng thận. Dưới đây là liều lượng được gợi ý khi khởi đầu điều trị:
Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trên 50 mL/phút không cần phải giảm liều hoặc số lần dùng thuốc hàng ngày.
Trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinine từ 30 đến 50 mL/phút, bắt đầu với liều 0,375mg dạng muối SIFROL viên nén phóng thích chậm mỗi ngày. Nên lưu ý và đánh giá cẩn thận đáp ứng điều trị và mức độ dung nạp trước khi tăng liều dùng hàng ngày sau một tuần. Nếu việc tăng thêm liều dùng là cần thiết, liều dùng nên được tăng là 0,375mg dạng muối cho mỗi tuần cho đến liều tối đa là 2,25 mg dạng muối mỗi ngày.
Không khuyến cáo điều trị ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 30 mL/phút với SIFROL viên nén phóng thích chậm do dữ liệu không có sẵn cho nhóm bệnh nhân này. Nên cân nhắc khi sử dụng SIFROL viên nén trong trường hợp này.
Nên tuân theo các khuyến cáo đưa ra ở trên nếu chức năng thận suy giảm trong quá trình điều trị duy trì.
Liều dùng trên bệnh nhân suy gan:
Không cần thiết phải chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan vì khoảng 90% hoạt chất được hấp thu sẽ được bài tiết qua thận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy gan đối với dược động học của SIFROL vẫn chưa được nghiên cứu.
Liều dùng ở trẻ em và thiếu niên:
Không khuyến cáo dùng SIFROL cho trẻ em và thiếu niên dưới 18 tuổi do chưa có đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Khi kê đơn SIFROL cho bệnh nhân Parkinson suy thận, nên giảm liều như hướng dẫn ở mục Liều dùng và cách dùng.
Ảo giác
Ảo giác là tác dụng phụ đã biết của thuốc đồng vận dopamin và levodopa. Bệnh nhân cần được thông báo rằng có thể xảy ra ảo giác (phần lớn là ảo thị).
Rối loạn vận động
Ở bệnh nhân Parkinson giai đoạn bệnh tiến triển, khi điều trị phối hợp với levodopa, loạn động có thể gặp khi bắt đầu chuẩn liều SIFROL. Nếu điều này xảy ra, cần giảm liều levodopa.
Ngủ gật và buồn ngủ
Pramipexole có liên quan đến buồn ngủ và cơn ngủ gật bất thình lình, đặc biệt ở bệnh nhân Parkinson. Ít gặp tình trạng ngủ gật trong các hoạt động hàng ngày mà trong một vài trường hợp không biết hoặc không có dấu hiệu báo trước. Bệnh nhân cần được thông báo và khuyên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc khi điều trị bằng SIFROL. Bệnh nhân đã từng biểu hiện buồn ngủ và/hoặc ngủ gật cần hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc. Hơn nữa, cần cân nhắc giảm liều hoặc có thể ngừng điều trị.
Do có thể có tác dụng cộng hợp, cần khuyến cáo bệnh nhân nếu họ có sử dụng các thuốc an thần hoặc rượu cùng pramipexole (xem mục Tương tác thuốc, Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc và Tác dụng phụ).
Rối loạn kiểm soát xung lực và các hành vi mang tính cưỡng chế
Cờ bạc bệnh lý, tăng ham muốn tình dục và hoạt động tình dục cũng được ghi nhận trong điều trị bằng thuốc đồng vận dopamine cho bệnh nhân Parkinson, trong đó có SIFROL. Vì vậy, cần khuyến cáo để bệnh nhân và người chăm sóc nhận biết về khả năng xảy ra các hành vi rối loạn kiểm soát xung lực và hành vi mang tính cưỡng chế như ăn uống quá độ và mua sắm quá độ (complusive shopping). Nên xem xét giảm liều/ngưng thuốc từ từ.
Cơn hưng cảm và mê sảng
Nên kiểm tra định kỳ để phát hiện khởi phát cơn hưng cảm và mê sảng ở bệnh nhân. Bệnh nhân và người chăm sóc nên được lưu ý rằng cơn hưng cảm và mê sảng có thể xảy ra ở bệnh nhân điều trị với pramipexole. Có thể cân nhắc giảm liều/ngừng từ từ nếu khởi phát các triệu chứng này.
Bệnh nhân có rối loạn tâm thần
Chỉ nên điều trị thuốc đồng vận dopamin cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần nếu như lợi ích thu được cao hơn nguy cơ.
Cần tránh việc sử dụng đồng thời các thuốc loạn thần với pramipexole (xem mục Tương tác thuốc).
Theo dõi thị lực
Cần kiểm tra mắt định kỳ hoặc khi có bất thường thị lực.
Bệnh tim mạch nặng
Cần thận trọng trong trường hợp có bệnh tim mạch nặng. Nên theo dõi huyết áp, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị, vì nguy cơ chung là hạ huyết áp tư thế liên quan đến liệu pháp dopaminergic.
Hội chứng ác tính do thuốc loạn thần
Sự xuất hiện của các triệu chứng trong hội chứng an thần kinh ác tính do thuốc loạn thần cũng được ghi nhận khi ngừng đột ngột liệu pháp dopaminergic (xem phần Liều dùng và cách dùng).