Thành phần: Thuốc có chứa thành phần chính là L-ornithine L-aspartate với hàm lượng 500mg, ngoài ra còn có tá dược vừa đủ 1 viên.
Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm thuốc tiêu hóa.
Dạng bào chế: Viên nén.
Thành phần L-ornithine L-aspartate (LOLA) có trong thuốc Atihepam 500 là một phức hợp muối kép khi vào cơ thể sẽ phân ly thành L-Ornithine và L-aspartate.
L-Ornithine là một acid amin không cấu thành lên prorein có vai trò là một chất trung gian quan trọng trong chu trình Ure của cơ thể. L-Ornithine giúp thanh lọc cơ thể, bài tiết nito, hỗ trợ hoạt động của gan và còn có thể chữa một số bệnh gan (xơ gan).
L-aspartate là một acid amin cấu thành protein. Nó cũng đóng vai trò là chất trung gian trong chu trình Ure và tham gia quá trình tổng hợp đường trong cơ thể. L-aspartate giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan và điều trị một số bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, vàng da,..
Sự hoạt động của hai Amino acid là ornithin và aspartat giúp giảm nồng độ amoniac huyết trong các bệnh lý về gan.
Điều trị bệnh viêm gan siêu vi cấp và mạn tính.
Điều trị gan nhiễm mỡ, bệnh xơ gan, các tổn thương nhu mô gan,...
Người bệnh suy giảm chức năng gan.
Bảo vệ gan và phục hồi các tổn thương gan do rượu, bia, thuốc lá,...
Phục hồi tổn thương gan khi bệnh nhân phải dùng kèm các loại thuốc kháng lao, thuốc chống ung thư,...
Thuốc được dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
Bạn có thể tham khảo liều lượng như sau: Mỗi ngày uống thuốc 3 lần, mỗi lần từ 2-4 viên.
Sử dụng thuốc từ 1-4 tuần tùy theo đối tượng khác nhau.
Khi uống, nuốt cả viên thuốc với một cốc nước (khoảng 100ml đến 150ml nước).
Uống sau bữa ăn để thuốc được hấp thu tốt nhất và gây ra tác dụng điều trị tối ưu.
Thời gian dùng thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong việc thuốc có phát huy được tối ưu tác dụng hay không. Do đó bệnh nhân cần ghi nhớ và sử dụng thuốc đúng thời điểm được hướng dẫn.
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc Atihepam 500 cho các trường hợp mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận, người bị nhiễm Acid Lactic, người bị ngộ độc Methanol.
Người bệnh khi điều trị bằng thuốc Atihepam 500 có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, sốc phản vệ nhưng với tần xuất rất thấp. Thông báo kịp thời cho bác sĩ về các biến đổi bất thường của cơ thể sau khi dùng thuốc để phòng tránh cũng như xử lý kịp thời các tác dụng phụ.
Hiện chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ nào về tương tác giữa thuốc Atihepam 500 với các thuốc khác. Do vậy, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên đưa thông tin cho bác sĩ về các thuốc, thực phẩm đang dùng ở thời điểm hiện tại để bác sĩ nắm bắt được tình hình và đưa ra được chỉ dẫn tốt nhất, tránh trường hợp xảy ra tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau khi dùng thuốc Atihepam 500:
Đối với bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận, liều lượng thuốc cho người bệnh đó phải được giảm so với liều thông thường.
Khi sử dụng thuốc ở liều cao, phải thường xuyên theo dõi nồng độ của thuốc có trong máu và nước tiểu.
Trong trường hợp quá liều cần phải đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất.
Kiểm tra kĩ hạn sử dụng của thuốc khi dùng thuốc, với các thuốc đã hết hạn sử dụng thì tuyệt đối không tiếp tục sử dụng thuốc.
Để ý tình trạng của thuốc mỗi khi sử dụng, nếu nhận thấy thuốc có sự thay đổi về trạng thái như chảy nước, bốc mùi, mốc,... thì tuyệt đối không sử dụng thuốc và tìm cách tiêu hủy để không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra sự ảnh hưởng của thuốc lên phụ nữa có thai và cho con bú, tuy nhiên chỉ nên sử dụng thuốc Atihepam 500 khi thực sự cần thiết dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, bạn nên tạm ngừng cho trẻ bú mẹ.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và xa tầm tay trẻ em. Để thuốc ở nơi có nhiệt độ ổn định, không quá 30 độ C và không có ánh nắng chiếu trực tiếp.
Để xa tầm với của trẻ em.